Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

CÂU CHUYỆN BÁT MÌ

Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.


o O o


Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.


Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

THƯ BỐ GỞI CON GÁI


Dường như tình yêu đầu tiên lại làm con mệt mỏi. Con loay hoay với những thứ váy áo mà con vốn không thích mặc. Bực bội với đôi mắt một mí "hàng độc" của mình. Bố thấy con buồn nhiều hơn là vui, con không tự tin khi là mình nữa. 




Đúng là thật dễ để "quyến rũ" một người, nhưng thật khó để người ấy biết rằng ta không hoàn hảo. 

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Từ "KHÔNG" không nhất thiết phải có nghĩa là KHÔNG!

Khi đọc một câu chuyện kể về một cô bé da màu "hạ gục" một người da trắng cao to một cách ngoại mục, từ câu chuyện tôi nhận ra đúng là "Không" không nhất thiết phải có nghĩa là "Không".


CÂU CHUYỆN VỀ CÔ BÉ DA MÀU & NĂM MƯƠI XU

Một buổi chiều, khi Darby đang phụ ông bác xay lúa mì trong nhà kho cũ của ông ấy. Thì cánh cửa mở ra, bước vào cửa là một cô bé da màu, cô bé là con của một tá điền, người làm công hưởng lợi trong doanh trại của ông Bác anh.

Nhìn đứa bé, ông Bác quát cộc lốc: "Mày muốn gì?"

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

CHUYẾN ĐI BẠC LIÊU 24/08/2013



PHẦN 1: TẶNG QUÀ CHO BÀ CON NGHÈO - CHÙA GIÁC HOA, XÃ LĨNH LỢI - BẠC LIÊU

Mọi kế hoạch đã sẵn sàng đâu đó, chúng tôi leo lên ôtô lúc 10h30 đêm. Đúng 11h xe lăn bánh, cả ngày đi làm, có lẽ ai cũng mệt nên chỉ trao đổi vài thông tin sơ nét về chuyến đi rồi ai nấy chìm vào giấc ngủ. Chỉ có Bác tài là vẫn đều đặn cho xe lăn bánh.

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

TẠI SAO CHÚNG TA SỐNG?


SỐNG — Có lẽ đó là điều mà nhiều người quan tâm nhất vì nói cho cùng thì đó là điểm chung lớn nhất của con người chúng ta. Nhưng đối với mỗi người, SỐNG có một ý nghĩa khác nhau. Và mỗi người cũng có những mối quan tâm khác nhau về cuộc sống. Tuy nhiên, đa phần những mối quan tâm đó có thể được xếp vào hai loại chính:

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

GIEO HẠT MỖI NGÀY


Trên chuyến HÀNH TRÌNH CUỘC ĐỜI, hãy GIEO HẠT mỗi ngày các bạn nhé!
Đời là một chuyến đi không biết điểm đến. Rất ít ai đến được điểm mình dự định. Thông thường ta bắt đầu cuộc hành trình với một ý niệm đích điểm trong đầu, chỉ để nhận ra rất sớm là cuộc đời có rất nhiều chỗ rẽ bất ngờ, và sau một lúc thì ta chẳng chắc là đời ta rồi sẽ về đâu. Nhưng như vậy thì đời mới vui. Nếu quan sát trẻ em và người già thì ta thấy rất giống nhau – cả hai cùng rất yếu về thể xác và cùng nhiều tình cảm hơn lý luận. Và ta bắt đầu từ bụi đất, sẽ trở về cùng bụi đất. Điểm cuối cũng là điểm khởi hành.

Khái niệm đường vòng này rất ích lợi trong kế hoạch sống của chúng ta. Nếu ta biết đời không phải là đường thẳng và ta có thể vòng lại điểm đã qua, thì tốt hơn là trên mỗi bước đi, ta nên ném ra vài hạt trái cây ngũ cốc bên đường, hy vọng là dọc đường sẽ mọc nhiều cây trái, để lúc nào đó ta vòng lại thì có thể đã có sẵn trái ngon chờ đợi! Đi đến đâu gieo hạt giống đến đó, tức là sống hôm nay mà trồng cho ngày mai đó, các bạn ạ.

Dĩ nhiên là không phải hạt nào cũng lên cây tốt. Nhiều hạt sẽ bị chim ăn, nhiều hạt sẽ chết đi, nhưng sẽ có một ít hạt nẩy mầm sinh cây. Và những cây này, biết đâu lại sinh hoa trái và chim chóc sẽ mang hạt của chúng gieo rắc hàng bao nhiêu dặm xa khắp nơi. Cuộc đời biến hoá vô lường, làm sao ta có thể đoán hết hậu quả của chỉ một hạt nẩy mầm, huống chi là khi ta gieo nhiều hạt mỗi ngày.

Chọn hạt tốt để gieo, nếu sống khôn ngoan, thì ta gieo hạt trên mỗi bước đi. Nhưng các hạt đó là những gì?

Thưa, chúng ta có thể chia các hạt ta có sẵn trong túi ra thành vài nhóm

1. Những NỤ CƯỜI, những LỜI CẢM ƠN, và những LỜI NÓI DỊU DÀNG.




2. TIỀN TÀI: nếu có thể cho ai một ít tiền, thì cho. Nếu có thể cho ai mượn ít tiền, thì cho mượn. Nếu có thể giúp ai đỡ đói một ngày, thì giúp.

3. CÔNG VIỆC: nếu có thể mách bảo ai một cơ hội làm ăn thì mách bảo. Nếu có thể chỉ ai có được một công việc thì chỉ. Nếu có thể dạy ai một cách kiếm tiền thì dạy.

4. KIẾN THỨC: nếu có thể dạy ai đó biết đọc, biết làm toán, thì dạy. Nếu có tài năng gì đó có thể chia sẻ lại với mọi người thì chia sẻ. Nếu có kỹ năng sống nào đó có thể dạy lại cho mọi người thì dạy.




5. ĐẠO ĐỨC và TRIẾT LÝ SỐNG: nếu ta đã có kinh nghiệm sống biết thế nào là đạo đức, thế nào là thiếu đạo đức, thế nào là tốt cho cuộc sống, thế nào là có hại, con đường nào sẽ đưa đến khổ đau, con đường nào sẽ đưa đến an lạc, thì hãy chia sẻ lại với anh chị em, nhất là những người ít kinh nghiệm sống hơn.

6. Cách TỰ SỐNG vững trên hai chân: có lẽ điều tốt nhất ta có thể trao tặng một người là kiến thức và kinh nghiệm giúp cho người đó có thể tự sống, tự xoay xở, dù là họ có lọt vào bất kỳ tình huống khó khăn nào. Đây là cách giúp cho họ kỹ năng sống cũng như tự tin để sống mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh. Phần cốt cán của nó là tư duy tích cực.

Tất cả những điều này mỗi chúng ta đều đã có sẵn trong túi không ít thì nhiều. Chẳng tốn kém tiền bạc hay công lao chỉ để lấy ra vài hạt trong túi ném ra bên lề đường mình đang đi.

Và tất cả các hạt này đều chỉ nằm trong một gia đình thực vật lớn, gọi là “TÌNH YÊU”.



Nếu mỗi người chúng ta đều gieo hạt dọc đường thì sẽ có hai chuyện xảy ra. Thứ nhất, riêng cá nhân ta, một lúc nào đó ta sẽ hưởng được trái ngọt của hạt giống ta gieo hôm nay. Bắt buộc là như vậy. Càng gieo nhiều và càng sống lâu, xác suất được hưởng của ta càng tăng rất cao. Thứ hai, khi nhiều người gieo dọc đường, thì ai đi đâu, dọc đường nào, cũng đều có trái ngon chờ mình trên cây.


Theo Internet

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

72 kế của Quỷ Cốc Tử

Gồm có 72 phép:



Trong tĩnh có động ,trong động có tĩnh . “Biến sinh ra sự ; Sự sinh mưu ; Mưu sinh kế ; Kế sinh nghị ; Nghị sinh thuyết ; Thuyết sinh tiến ; Tiến sinh thoái ; Thoái sinh chế (chế ngự sự việc). Quỷ cốc tử cho rằng : Trên đời vốn không có việc gì khó ,mọi việc toàn là do con người đặt ra ,bố trí mà thôi .Chỉ cần không ngừng nghiên cứu thực tiễn ,thì có thể đạt được mục đích của mình .




Phép thứ 1: Ương mưu – Âm mưu

“Mưu kế trí lược ,mỗi cái đều có hình dạng của nó : hoặc vuông hoặc tròn, hoặc âm hoặc dương”.

Mưu kế có âm mưu và dương mưu, trong bất kỳ tình huống nào ,người ta đều không được coi thường đối phương. Bởi vì sự việc, có những việc giả dối mà đối phương cố ý tạo ra. Tình báo cũng có tình báo giả. ChO nên thánh nhân phải làm cho đối phương không thể dò biết thực hư, như nhà buôn phải dấu kín như không có chuyện gì.

Âm mưu ở đây không phải là thứ thủ đọan của bọn tiểu nhân, mà là âm mưu của thánh nhân.
Mưu việc ở âm mà thành sự ở dương. Mục đích là làm cho dân giàu nước mạnh.

Cho nên Quỷ cốc tử lại nói : Thánh nhân mưu ở âm nên gọi là Thần, thành ở dương nên gọị là Minh, chủ sự thành tức là tích đức vậy.


Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

CUỘC SỐNG LÀ NHỮNG VA ĐẬP



Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đăng đẳng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. 

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

CÂU CHUYỆN NGỤ NGÔN VỀ CHÚ ẾCH

Có một chú ếch được thả vào một cái nồi nước lạnh.


Cái nồi nước đó không hề đậy vung và rồi được để lên một cái bếp. Ban đầu, nước vẫn còn lạnh thì chú ta không hề có phản ứng gì. Sau đó, nước cứ từ từ ấm dần lên, nhưng chú ta không hề để ý được đến điều đó. Tại sao ư? Tại vì nhiệt độ của nồi nước tăng lên từ từ và khiến chú ta quen với điều đó.

Càng về sau, nồi nước càng tăng nhiệt độ, nhưng chú ếch vẫn không hề để ý đến điều đó vì nhiệt độ chỉ tăng từ từ mà thôi. Đến khi nước sôi thì chú ta mới bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nhưng lúc này đã muộn rồi. Chú ếch đã được luộc trong nồi nước đó.